Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Qui chế tuyển sinh lớp 10: Nhiều điều chưa ổn!

Go down

Qui chế tuyển sinh lớp 10: Nhiều điều chưa ổn! Empty Qui chế tuyển sinh lớp 10: Nhiều điều chưa ổn!

Bài gửi  girlmetr Mon Nov 10, 2008 5:58 pm

Sau nhiều đợt hội thảo lấy ý kiến các sở GD-ĐT, qui chế tuyển sinh lớp 10 cuối cùng cũng được Bộ GD-ĐT ban hành, dù khá muộn. Tuy nhiên, qui chế chính thức này lại khiến nhiều người băn khoăn, không chỉ vì nó quá mới lạ, mà vì những điều chưa ổn...

Học giỏi không bằng học nghề?

Băn khoăn lớn nhất của những người trong ngành chính là qui định cộng điểm khuyến khích cho học sinh (HS) thi nghề phổ thông. Theo qui chế này, HS được xếp loại thi nghề trung bình trở lên đều được cộng thêm từ 0,5-1,5 điểm.

Tính riêng TPHCM, số lượng HS có điểm thi nghề mỗi năm chiếm trên 98% và số đạt điểm khá giỏi cũng không ít. Vậy nên có người nói vui: “Điểm khuyến khích năm nay được phát đại trà cho HS, em nào cũng có".

Trong khi đó, HS đoạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức, các kỳ thi quốc tế và khu vực hoặc giải nhất kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh, TP... cũng chỉ được cộng thêm 2 điểm; đoạt giải nhì HS giỏi tỉnh, TP được cộng 1,5 điểm và đoạt giải ba HS giỏi TP cũng chỉ được cộng thêm 1 điểm. Đây là qui định bất hợp lý, bởi trên thực tế để đạt được - dù chỉ là giải ba HS giỏi tỉnh, TP, HS phải nỗ lực không ít.

Với những trường bình thường (trường không tập trung HS giỏi như trường trọng điểm chất lượng cao trước đây), số HS đoạt giải HS giỏi tỉnh, TP may ra chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng cũng chỉ được khuyến khích số điểm không hơn thi nghề là mấy.

Không chỉ vậy, qui chế này còn ban hành trong thời điểm năm học gần kết thúc khiến không ít HS giỏi phải ngậm ngùi. Bởi theo qui chế cũ, điểm thi nghề chỉ được sử dụng cộng thêm cho những HS không đủ điểm tốt nghiệp THCS để vớt những em này.

Những HS học giỏi thường không cần đến điểm cộng thêm nên cũng chẳng màng đến chuyện học nghề nếu trường không ép. Hiệu trưởng một trường THCS ở quận 1 (TPHCM) bộc bạch: “Do ôn luyện để thi HS giỏi nên một số HS trong đội tuyển không học nghề phổ thông. Kết quả có hai em trong số đó không đạt HS giỏi, cũng không có điểm thi nghề. Còn những em trầy trật lắm mới đoạt giải thì cũng chẳng hơn gì một HS trung bình, HS kém chỉ cần 90 tiết học nghề nhẹ nhàng để lấy 1 điểm”.

Với cách cho điểm khuyến khích này, có thể thấy Bộ GD-ĐT muốn khuyến khích HS học nghề phổ thông. Và với qui chế này, có thể năm học sau sẽ có 100% HS học nghề phổ thông, nhưng không phải học để định hướng nghề nghiệp như mong muốn của Bộ GD-ĐT mà học để kiếm điểm khuyến khích. Và vì vậy thay vì học vi tính, HS sẽ chọn học đánh máy chữ, dinh dưỡng hay sửa chữa điện nhà cho bảo đảm!

Học sinh sẽ học lệch?

Ngoài điểm thi nghề, qui chế tuyển sinh lớp 10 của Bộ GD-ĐT cũng không nhất quán trong ba phương án tuyển. Nếu như phương án “xét tuyển” và “thi kết hợp xét” đều tính đến quá trình học tập trong bốn năm học THCS thì phương án thi tuyển hoàn toàn không tính đến yếu tố này mà chỉ tính điểm qua ba môn thi.

Thậm chí xếp loại tốt nghiệp THCS cũng không được đưa vào điểm khuyến khích cộng thêm (những năm học trước xếp loại tốt nghiệp được tính thành điểm khuyến khích cộng thêm từ 1-2 điểm cho loại khá và giỏi).

Như vậy, điều kiện quyết định để vào được lớp 10 nằm ở ba môn thi. Nhiều hiệu trưởng tiên đoán một cách chắc chắn: “Với qui chế này, năm học sau HS sẽ học lệch để đối phó. Các em chẳng cần dốc sức học mười mấy môn, chỉ cần điểm trung bình học tập cuối năm đạt 3,5 điểm và thi nghề xếp loại trung bình là đủ để tốt nghiệp THCS. Thời gian dành tập trung học thêm các môn thi và học nghề phổ thông (ngay cả khi môn thi thứ ba Sở GD-ĐT có bí mật đến phút chót cũng không quan trọng vì chỉ hệ số 1). Và như vậy, mục tiêu giáo dục toàn diện của Bộ GD-ĐT xem như bị phá sản. Nên chăng, thay vì cho HS điểm khuyến khích thi nghề, bộ cần phải thay bằng điểm khuyến khích xếp loại tốt nghiệp thì mới khuyến khích HS cố gắng rèn luyện trong cả bốn năm học?

Mặt khác, với việc qui kết quả rèn luyện học lực và hạnh kiểm từng năm (trong cả bốn năm học) thành điểm xét tuyển lớp 10 "vẫn có gì đó không ổn", nhiều cán bộ quản lý dè dặt.

Mặc dù việc đánh giá học lực và hạnh kiểm ngang nhau (nhằm xem trọng việc rèn luyện đạo đức HS) nhưng việc đánh giá hạnh kiểm vốn cảm tính, chỉ một chút yêu ghét của giáo viên cũng có thể khiến đường vào lớp 10 của HS "suôn sẻ" hoặc "lao đao". Đó là chưa kể việc ngồi tính điểm xét tuyển của bốn năm học chắc chắn sẽ rất vất vả, mà nếu không có sự kiểm tra thì đây cũng là cửa ngõ cho tiêu cực.

girlmetr
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết