Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đề thi vào lớp 10 năm học 2008 - 2009

Go down

Đề thi vào lớp 10 năm học 2008 - 2009 Empty Đề thi vào lớp 10 năm học 2008 - 2009

Bài gửi  Admin Sun Nov 09, 2008 8:48 am

Sáng nay, 18/6/2008, các bạn học sinh Hà Nội đã tham gia kì thi Tuyển sinh vào lớp 10, THPT năm học 2008 - 2009. Các bạn cùng tham khảo đề thi năm nay nhé.

Sở GD-ĐT TP Hà Nội
Đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2008 - 2009
Ngày thi: ngày 18 tháng 6 năm 2008
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I (4 điểm)
Cho đoạn trích:
“…Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ Văn 9 tập 2)
1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2. Xác định lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.

Phần II (6 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người lính chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi nhớ từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
1. Từ “đồng chí” nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí.
2. Trong câu “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhà thơ sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế)
Admin
Admin
♥ «—Admin—» ♥
♥ «—Admin—» ♥

Tổng số bài gửi : 117
Join date : 08/11/2008
Age : 30

http://teen9xvn.rap.vn

Về Đầu Trang Go down

Đề thi vào lớp 10 năm học 2008 - 2009 Empty GỢI Ý TRẢ LỜI

Bài gửi  Admin Sun Nov 09, 2008 8:51 am

Phần I (4 điểm)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. Tác phẩm viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
2. Câu có lời dẫn trực tiếp: "Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”."
Câu đặc biệt: “Im ắng lạ”
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
Cần nêu được những ý chính sau đây:
- Phương Định là nhân vật chính và là nhân vật kể chuyện.
- Là con gái Hà Nội vào chiến trường, cô có một thời thiếu nữ hồn nhiên, vô tư lự bên người mẹ, ở một căn phòng nhỏ tại một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình, trước chiến tranh.
- Là một cô gái đẹp, vẻ đẹp nữ tính, ẩn chứa chiều sâu tâm hồn.
- Cuộc sống chiến trường luôn đối mặt với những thử thách nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh.
- Và chiến trường đã ba năm, đã dày dạn với thử thách nguy hiểm và luôn đối mặt với cái chết nhưng Phương Định không mất được sự hồn nhiên, trong sáng, lạc quan và những ước mơ về tương lai. Ở cuối đoạn trích, chỉ một cơn mưa đá vượt qua cũng đánh thức dậy ở cô rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ thành phố quê hương, tuổi thơ thanh bình.
4. Kể tên tác phẩm khác
Các em có thể kể một trong các tác phẩm sau:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.

Phần II. (6 điểm)
1. Từ “đồng chí” nghĩa là người có cùng chí hướng, lí tưởng
- Tác giả đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí, nhan đề ấy đã thể hiện tập trung cảm hứng chủ đạo của bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng.
2. Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng biện pháp hoán dụ. “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh để chỉ quê hương. Đây là cách nói tế nhị và giàu sức gợi: nói quê hương nhớ người ra lính mà thực ra là người lính nhớ quê nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết. Đặt trong mạch văn bản, biện pháp nghệ thuật này góp phần tô đậm tình đồng chí của những người lính: Hiểu lòng nhau, hiểu cả nỗi niềm của người thân của nhau nơi hậu phương.
3. Đoạn văn cần đạt yêu cầu sau:
- Khoảng 10 câu theo yêu cầu của đề. Trình tự nghị luận là Tổng – Phân – Hợp, trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định
- Bám sát vào phần văn bản (Đoạn thơ đã cho) làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội.
+ Sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau.
+ Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính, cùng chịu chung những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng thiếu, cùng rách. Tình đồng chí cho họ sức mạnh để vượt lên những buốt giá và ấm áp giữa buốt giá.
Admin
Admin
♥ «—Admin—» ♥
♥ «—Admin—» ♥

Tổng số bài gửi : 117
Join date : 08/11/2008
Age : 30

http://teen9xvn.rap.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết